Định nghĩa Tra_tấn

Định nghĩa theo Công ước Liên Hiệp Quốc 1987

Theo định nghĩa của Công ước chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc, phiên bản năm 1987, theo điều 1.1 là:

bất kỳ hành động nào tạo ra sự đau đớn nặng nề hoặc đau khổ - dù thể xác hay tinh thần - do cố ý gây ra cho một người nhằm các mục đích là đạt được thông tin hay một lời thú nhận từ anh ta hoặc một người thứ ba, trừng phạt anh ta vì một hành động mà anh ta hoặc người thứ ba đã phạm hoặc bị nghi là đã phạm, hoặc đe dọa, ép buộc anh ta hoặc một người thứ ba, hoặc đối với bất kỳ lý do nào dựa trên sự phân biệt đối xử bất kỳ loại nào, khi nỗi đau đớn hay đau khổ như vậy gây ra bởi - hoặc theo sự xúi giục - hoặc với sự đồng ý - hoặc chấp thuận - của một quan chức hoặc người khác hành động trên cương vị chính quyền. Nó không bao gồm sự đau đớn hoặc đau khổ ngẫu nhiên hoặc vốn có khi bị các hình phạt đúng theo luật - Công ước chống Tra tấn, Điều 1,1[2]

Các hành động chưa tới mức tra tấn vẫn có thể cấu thành tội đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá theo Điều 16.

Định nghĩa này đã bị hạn chế để chỉ áp dụng với những quốc gia hoặc chính phủ ủng hộ tra tấn, và giới hạn rõ ràng sự tra tấn đó trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra bởi những người làm việc công (công chức) hoặc người liên quan, chẳng hạn như nhân viên chính phủ, nhân viên thực thi pháp luật, nhân viên y tế, nhân viên quân sự, hoặc các chính trị gia. Một số người cho rằng định nghĩa này không bao gồm:

  • tra tấn giữa những băng đảng, ổ, nhóm kích động thù hận, phiến quân, hay người khủng bố, mà không tuân theo quy luật quốc gia và quốc tế;
  • bạo lực ngẫu nhiên trong chiến tranh; và
  • hình phạt mà được cho phép bởi luật pháp quốc gia, thậm chí nếu hình phạt sử dụng kỹ thuật tương tự như được sử dụng bởi những kẻ tra tấn như cắt xén, đánh đòn, kỹ thuật nhục hình được sử dụng khi họ thực hành như là một sự trừng phạt hợp pháp.

Một số chuyên gia trong lĩnh vực phục hồi chức năng tra tấn tin rằng định nghĩa này là quá hạn chế và cho rằng định nghĩa của tra tấn với động cơ chính trị nên được mở rộng để bao gồm tất cả các hành động bạo lực có tổ chức.[3]

Định nghĩa của Ân xá Quốc tế

Từ năm 1973, tổ chức Ân xá Quốc tế đã thông qua định nghĩa đơn giản nhất và rộng nhất của tra tấn, như sau:

Tra tấn là việc có hệ thống và có chủ ý gây ra sự đau đớn của một người gây ra cho người khác, hoặc cho một người thứ ba, để đạt được mục đích của người gây ra, chống lại ý chí của những người sau.[4]